11 Việc Nhà Trai, Nhà Gái Cần Chuẩn Bị Cho Đám Hỏi, Lễ Đính Hôn

Những việc nhà trai, nhà gái cần chuẩn bị cho đám hỏi, lễ đính hôn? Có thể bạn đã biết đám hỏi và đám cưới được xem là hai nghi thức lễ quan trọng đánh dấu hành trình kết thúc yêu đương và bước sang giai đoạn hôn nhân. Lễ đám hỏi, đám cưới đều là hai nghi thức bắt buộc phải thực hiện để cô dâu và chú rể ra mắt hai bên gia đình. Bên cạnh đó, cặp đôi còn nhận được sự chấp thuận từ ông bà tổ tiên, lời chúc phúc từ gia đình, người thân và bạn bè. Vậy để diễn ra buổi lễ đính hôn nhà trai và nhà gái cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng Kalina đi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Đám Hỏi Là Gì? Lễ Đính Hôn Là Gì? Đám Hỏi Và Lễ Đính Hôn Có Điểm Gì Khác Biệt?

Tùy theo văn hóa, phong tục tập quán của mỗi một vùng miền mà các nghi lễ có tên gọi và cách thức tổ chức lại khác nhau. Đám hỏi hay đính hôn đều có ý nghĩa giống nhau. Đám hỏi là từ được ưa dụng tại miền bắc, là phong tục khi nhà trai có mong muốn kết đôi với gia đình nhà gái. Buổi lễ sẽ được tổ chức sau lễ dạm ngõ khoảng 1 tuần và trước đám cưới từ 1 – 2 tháng. Theo phong tục, đám hỏi sẽ được tiến hành tổ chức tại tư gia nhà gái cùng với cặp đôi, bố mẹ hai bên gia đình, họ hàng thân thiết.

11-viec-nha-trai-nha-gai-can-chuan-bi-cho-dam-hoi-le-dinh-hon-1

Đối với miền nam lễ đám hỏi sẽ được gọi với các tên là lễ đính hôn. Thời điểm tổ chức lễ đính hôn có thể trước lễ cưới 1 tháng hoặc sát đám cưới tầm 5 – 7 ngày. Hiện nay với tính chất công việc bận rộn, di chuyển đi lại nên có nhiều cặp đôi và gia đình quyết định gộp chung hai buổi lễ để cùng tổ chức trong một ngày.

11-viec-nha-trai-nha-gai-can-chuan-bi-cho-dam-hoi-le-dinh-hon-2

Lễ Đính Hôn, Đám Hỏi Nhà Trai Cần Chuẩn Bị Gì?

Đám hỏi chủ yếu sẽ được tổ chức chính tại nhà gái, thế nhưng nhà trai cũng cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng và lên kế hoạch chi tiết cho việc rước dâu. 

Trang trí nhà cửa, bàn thờ gia tiên:

Đây được xem là khâu đầu tiên gia đình nhà trai cần trang trí lại nhà cửa, sắp xếp bàn ghế, phông bạt, cửa cổng.

11-viec-nha-trai-nha-gai-can-chuan-bi-cho-dam-hoi-le-dinh-hon-3

11-viec-nha-trai-nha-gai-can-chuan-bi-cho-dam-hoi-le-dinh-hon-4

Một vị trí quan trọng bạn nên trang trí một cách kỹ lưỡng và chỉnh chu chính là nơi thờ cúng không nên trang trí đám hỏi tại nhà đơn giản quá. Bởi sau quá trình rước dâu từ nhà gái, gia đình chú rể sẽ đón cô dâu cùng gia đình nhà gái sang làm lễ ra mắt nhà trai cùng ông bà tổ tiên, họ hàng. Trên bàn thờ gia tiên bạn nên thay hoa, nước mới, bày mâm ngũ quả, rượu, thuốc lá, thắp nhang hương… 

11-viec-nha-trai-nha-gai-can-chuan-bi-cho-dam-hoi-le-dinh-hon-5

 

Sính lễ, trang sức dành cho con dâu: 

Nhắc đến đám hỏi thì không thể thiếu phần sính lễ, trang sức cho nàng dâu từ mẹ chồng. Về phần sính lễ tùy theo phong tục tập quán của từng vùng miền mà gia đình nhà trai quyết định số lượng tráp lễ cũng như lễ vật trong tráp. Theo phong tục miền bắc thì số lượng tráp sẽ là số lẻ 3-5-7-9-11, ngược lại ở miền nam lại theo số chẵn 4-6-8-10 tráp. 

11-viec-nha-trai-nha-gai-can-chuan-bi-cho-dam-hoi-le-dinh-hon-6

Lễ vật đựng trong mỗi tráp có thể kể đến như: trầu cau, trái cây kết hình Long – Phụng, thuốc lá, rượu, bánh phu thê, xôi chè, heo sữa quay, nem chả… Tùy vào văn hóa mỗi vùng miền mà gia đình hai bên cặp đôi có thể bàn bạc và thống nhất. Thế nhưng chung quy, lễ vật phải là những món đồ tươi ngon, đẹp mắt, chất lượng để thể hiện thái độ tôn trọng, trân quý dành cho gia đình nhà gái. 

11-viec-nha-trai-nha-gai-can-chuan-bi-cho-dam-hoi-le-dinh-hon-7

Ngoài các tráp sính lễ, nhà trai còn đặc biệt chuẩn bị cho nàng dâu mới của mình những món quà trang sức. Chẳng hạn như khuyên tai, vòng kiềng, lắc tay, nhẫn… Hành động mẹ chồng tặng cho nàng dâu những món quà trang sức thể hiện lời chúc phúc cho cặp đôi sự sung túc, dư dả và may mắn cho tương lai mai sau. 

11-viec-nha-trai-nha-gai-can-chuan-bi-cho-dam-hoi-le-dinh-hon-8

Tiền nạp tài:

Chuẩn bị tiền nạp tài là trong trong những nghi thức bắt buộc có trong các lễ đám hỏi. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế cũng như sự bàn bạc thống nhất từ hai bên gia đình mà số tiền để trong phong bì có sự thay đổi khác nhau. 

11-viec-nha-trai-nha-gai-can-chuan-bi-cho-dam-hoi-le-dinh-hon-9

Trang phục chú rể + đội bưng tráp nhà trai:

Thông thường trong các buổi lễ đám hỏi, đính hôn chú rể và đội bưng tráp thường lựa chọn 1 trong 2 trang phục chính đó là áo dài truyền thống hoặc đồ vest. Để có thể kết hợp ăn ý với trang phục của cô dâu, cặp đôi nên bàn bạc và thống nhất trước với nhau về trang phục. Vì cô dâu và chú rể là nhân vật chính trong buổi lễ nên trang phục sẽ có tone màu nổi bật và họa tiết tinh xảo hơn so với trang phục của đội ngũ bưng tráp.

11-viec-nha-trai-nha-gai-can-chuan-bi-cho-dam-hoi-le-dinh-hon-10

Tùy thuộc vào sở thích và phong cách ăn mặc mà cặp đôi có thể tự mình lựa chọn những bộ trang phục ưng ý nhất. Thế nhưng bạn cũng đừng bỏ qua yếu tố chỉnh chu, tươm tất và lịch sự. 

Phương tiện di chuyển:

Vì buổi lễ đám hỏi sẽ được tổ chức tại tư gia nhà gái, thế nên nhà trai cần chuẩn bị phương tiện di chuyển. Để tạo mỹ quan, sự thống nhất và tác phong chỉnh chu trong quá trình rước dâu, chú rể có thể lựa chọn thuê các phương tiện đi lại như xích lô, ô tô, xe khách 16 chỗ ngồi…

11-viec-nha-trai-nha-gai-can-chuan-bi-cho-dam-hoi-le-dinh-hon-10

Chi phí có thể dao động từ 3.000.000 – 8.000.000 đồng/chiếc tùy theo yêu cầu loại hãng xe thuê, khoảng cách từ gia đình nhà trai đến nhà gái, số lượng người đi… 

11-viec-nha-trai-nha-gai-can-chuan-bi-cho-dam-hoi-le-dinh-hon-12

Đội ngũ quay phim, chụp hình:

Đám hỏi luôn được xem là một trong nghi lễ quan trọng. Và việc lưu giữ những khoảnh khắc chuẩn bị, sự hồi hộp, vui sướng, hạnh phúc cũng được nhiều cặp đôi quan tâm và muốn lưu lại làm kỉ niệm.

11-viec-nha-trai-nha-gai-can-chuan-bi-cho-dam-hoi-le-dinh-hon-13

Chú rể có thể liên hệ đến các đơn vị quay phim, chụp ảnh có uy tín và chất lượng. Chi phí cho phần này sẽ dao động từ 3.000.000 – 10.000.000 đồng tùy theo yêu cầu của bạn chụp hình hay quay phim, trước lễ, trong lễ hay suốt lễ. 

Chuẩn bị bao thư lì xì đội bưng tráp nhà gái: 

Sự xuất hiện của dàn bưng tráp nhà trai nhà gái là điều không thể thiếu trong các buổi lễ đám hỏi, đính hôn. Cặp đôi sẽ chuẩn bị phong bao lì xì tương ứng với số lượng đội hình bưng tráp. Số tiền có trong phong bì có thể lựa chọn từ 100.000 – 500.000 đồng/người.

11-viec-nha-trai-nha-gai-can-chuan-bi-cho-dam-hoi-le-dinh-hon-14

Hành động này vừa thể hiện sự cảm ơn đối với những người bưng tráp đã dành thời gian tham dự và giúp đỡ cặp đôi, cũng như mua lại “duyên” lời chúc phúc dành cho cô dâu chú rể. 

Những Việc Nhà Gái Cần Chuẩn Bị Cho Đám Hỏi, Đính Hôn

Trong buổi lễ đám hỏi, không chỉ nhà trai cần lên kế hoạch chuẩn bị chu toàn cho buổi lễ mà nhà gái cũng cần chuẩn bị, đôi khi là cần chuẩn bị cầu kỳ và lộng lẫy hơn. Bởi trong lễ đám hỏi, đính hôn tại tư gia nhà gái sẽ là nơi tiến hành nghi thức chính. 

Trang trí lễ ăn hỏi tại nhà gái (trang trí nhà cửa và trang trí bàn thờ gia tiên): 

Cũng tương tự như nhà trai, bên nhà cô dâu cũng cần chuẩn bị trang trí lại nhà cửa, sắp xếp bàn ghế, trang trí phông bạt, cổng hoa, bàn thờ gia tiên… Đặc biệt, cô dâu nên chăm chút trang trí bàn thờ gia tiên đám hỏi thật kỹ lưỡng, lau dọn sạch sẽ tươm tất. Cắm hoa tươi, chưng bày mâm ngũ quả, rượu, thuốc lá, nhang thơm…

11-viec-nha-trai-nha-gai-can-chuan-bi-cho-dam-hoi-le-dinh-hon-15

Nếu bạn vẫn còn đang băn khoăn và muốn trang trí theo concept yêu thích, bạn có thể nhờ đến đội ngũ chuyên trang trí tiệc cưới, để có thể lên ý tưởng, chuẩn bị phụ kiện và tiến hành bắt tay thực hiện.

Trang phục cho cô dâu và dàn bưng tráp nhà gái: 

Với chi phí cho phần trang phục,cô dâu có thể lựa chọn thuê hoặc đặt may, mức chi phí tiêu tốn có thể từ 500.000 – 2.000.000 đồng/bộ. Để hợp với concept trang trí, sở thích cô dâu và chú rể nên bàn bạc, thống nhất và tìm hiểu trước lễ đám hỏi khoảng từ 3 – 4 tuần.

11-viec-nha-trai-nha-gai-can-chuan-bi-cho-dam-hoi-le-dinh-hon-16

Cầu kỳ hơn bên nhà trai, bên nhà gái cô dâu còn cần chuẩn bị thêm phụ kiện, trang điểm và làm tóc. Vì là nhân vật chính trong buổi lễ nên về phần làm đẹp cô dâu nên chăm chút để có diện mạo thật xinh đẹp, hoàn hảo trước mặt hai bên gia đình, họ hàng tạo ấn tượng tốt nhất. 

Thuê đội ngũ chụp ảnh,quay phim:

Cũng tương tự như bên gia đình nhà trai, bên nhà gái cô dâu cũng sẽ có một đội hình quay phim chụp ảnh lại những khoảnh khắc chuẩn bị, giờ lành đón nhà trai, các nghi thức thực hiện trong buổi lễ… 

11-viec-nha-trai-nha-gai-can-chuan-bi-cho-dam-hoi-le-dinh-hon-17

Tổ chức buổi tiệc nhỏ tại gia: 

Sau khi thực hiện xong các nghi thức ra mắt quan viên hai họ, trao quả, cúng bái gia tiên, đại diện hai nhà phát biểu, trao sính lễ, tiền mừng… Nhà gái sẽ tổ chức một buổi tiệc nhỏ để mời gia đình nhà trai dành thời gian dùng bữa cơm thân mật.

11-viec-nha-trai-nha-gai-can-chuan-bi-cho-dam-hoi-le-dinh-hon-18

Tiệc mặn thông thường sẽ có từ 5 – 7 món từ khai vị, món chính đến tráng miệng. Bữa cơm với sự phong phú của các nguyên liệu rau củ quả, hải sản, thịt gia cầm… với ngụ ý tượng trưng cho cuộc sống của cặp đôi dư dả, sung túc.

11-viec-nha-trai-nha-gai-can-chuan-bi-cho-dam-hoi-le-dinh-hon-19

Trên đây là bài viết giới thiệu đến bạn 11 việc nhà trai nhà gái cần chuẩn bị cho đám hỏi chu đáo, kỹ lưỡng. Mong rằng với những chia sẻ của Kalina đã giúp cặp đôi có thêm nhiều kiến thức để có thể yên tâm và tự tin chuẩn bị cho mình một buổi lễ đám hỏi ấm áp, hạnh phúc và ý nghĩa.

> Xem thêm:

Lễ Ăn Hỏi Là Gì? Đám Hỏi Là Gì? Đám Hỏi Cần Chuẩn Bị Những Gì? Trình Tự Làm Đám Hỏi

Trang Trí Bàn Thờ Gia Tiên Đám Hỏi, Chi Phí Trang Trí Bàn Thờ Gia Tiên Là Bao Nhiêu?

Mâm Quả Đám Hỏi Ba Miền Bắc-Trung-Nam Và Chi Phí Mâm Quả Đám Hỏi

Bê Tráp Là Gì? Quy Trình 7 Bước Bê Tráp Trong Đám Hỏi

Chi Phí Tổ Chức Đám Hỏi Là Bao Nhiêu?

Trang Phục Đám Hỏi Và Chi Phí Thuê Trang Phục Hết Bao Nhiêu Tiền?

ĐĂNG KÝ NHẬN ƯU ĐÃI

Đăng ký ngay hôm nay để nhận được những ưu đãi hấp dẫn nhất từ Kalina




    Lên đầu trang