Lễ cúng thôi nôi cho bé yêu cần chuẩn bị những gì? Đây là câu hỏi được nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Bởi đó được xem là một buổi lễ quan trọng trong bước đánh dấu sự trưởng thành của bé yêu. Lễ cúng thôi nôi hay còn gọi là lễ đầy năm đánh dấu cột mốc tròn 1 tuổi của bé. Đây là lễ nhằm tạ ơn 12 bà mụ, trời đất đã che chở và cầu xin sự an lành cho bé. Lễ cúng thôi nôi chính là buổi lễ sinh nhật đầu tiên của trẻ.
Tùy thuộc vào phong tục các miền Bắc, Trung, Nam sẽ có cách thức cúng, mâm vật lễ khác nhau. Vậy một lễ cúng thôi nôi cho bé thật chỉnh chu, các bậc phụ huynh nên chuẩn bị những gì? Hãy cùng Kalina đi tìm hiểu và giải đáp cho vấn đề trên này nhé.
[row col_bg=”rgb(231, 27, 27)”]
[col span__sm=”12″]
[title style=”center” text=”Ý NGHĨA LỄ CÚNG THÔI NÔI CHO BÉ – LỄ CÚNG THÔI NÔI CHO BÉ YÊU CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG GÌ?” tag_name=”h2″ color=”rgb(241, 235, 235)” icon=”icon-angle-down” size=”116″]
[/col]
[/row]
Lễ cúng thôi nôi mang một ý nghĩa rất quan trọng đối với bé yêu. Đây không chỉ là cột mốc đánh dấu bé nhà bạn tròn 1 tuổi. Đây còn là một phong tục văn hóa truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam. Từ thôi nôi có nghĩa đen là bé sẽ chấm dứt giai đoạn nằm nôi và chuyển qua giường để ngủ. Còn nghĩa bóng chính là bước phát triển của trẻ như một cá thể độc lập trong xã hội.
Tiệc thôi nôi không chỉ là nghi thức cúng để báo cáo cho các vị thần, bà mụ đỡ đầu, tổ tiên. Tại buổi tiệc này, bé yêu sẽ còn nhận được nhiều lời chúc sức khỏe, thông minh, xinh đẹp từ ông bà, người thân trong gia đình.
Tiệc thôi nôi được tổ chức theo ngày sinh âm lịch, tính theo giới tính của bé. Qui luật chọn ngày sẽ là “trai kém 2, gái kém 1”. Nghĩa là nếu bé là con trai, thì tính từ ngày sinh nhật theo âm lịch của bé lùi xuống 2 ngày. Và ngược lại, nếu bé là con gái thì sẽ lùi xuống 1 ngày.
[row col_bg=”rgb(231, 27, 27)”]
[col span__sm=”12″]
[title style=”center” text=”CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ LỄ CÚNG THÔI NÔI – LỄ CÚNG THÔI NÔI CHO BÉ YÊU CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG GÌ?” color=”rgb(241, 235, 235)” icon=”icon-angle-down” size=”154″]
[/col]
[/row]
Để có được một buổi cúng thôi nôi theo đúng nghi thức truyền thống. Các bậc phụ huynh nên lên công tác chuẩn bị các bước thật cụ thể. Để tránh bị sai sót, thiếu hoặc thừa bạn cần hỏi ý kiến của các bậc lớn tuổi, có kinh nghiệm trước đó. Và sau đây sẽ là một vài bước chuẩn bị cơ bản.
Mâm cúng lễ:
Mâm cúng đầy đủ sẽ thể hiện tấm lòng thành của gia chủ đến với các vị thần linh, ông bà. Cầu mong các vị thần, ông bà phù hộ cho các bé khỏe mạnh, mau ăn,chóng lớn, thông minh, lanh lợi. Mâm cúng bao gồm: trái cây, heo quay, gà, vịt, giấy cúng, hương đèn…
Mâm bốc đồ cho bé:
Theo quan niệm dân gian, việc bốc đồ vật trong khay sẽ dự đoán được nghề nghiệp tương lai của bé. Mâm đồ vật truyền thống sẽ có các vật dụng chủ yếu như: bút, gương, lược, tiền, xôi… Mâm đồ cúng hiện đại sẽ được bổ sung thêm một vài món đồ vật công nghệ. Chẳng hạn như laptop, điện thoại, máy ảnh…
Chọn ngày giờ cúng thích hợp:
Tùy vào cung mạng của từng bé, bố mẹ sẽ có những khung giờ cúng cho phù hợp nhất. Ba mẹ nên tính toán lựa chọn giờ tốt, giờ hoàng đạo, tránh giờ xấu, xung khắc.
Bài văn khấn cúng lễ:
Bạn có thể xin và tham khảo thêm bài văn khấn từ ông bà, bố mẹ, anh chị, bạn bè đã có kinh nghiệm từ trước đó.
Dọn dẹp và trang trí nơi cúng lễ:
Nơi diễn ra tiệc cúng bạn nên trang trí gọn gàng, bắt mắt hoặc thêm các phụ kiện xinh xắn, đáng yêu.
[row col_bg=”rgb(231, 27, 27)”]
[col span__sm=”12″]
[title style=”center” text=”MÂM LỄ CÚNG THÔI NÔI- LỄ CÚNG THÔI NÔI CHO BÉ YÊU CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG GÌ?” tag_name=”h4″ color=”rgb(241, 235, 235)” icon=”icon-angle-down” size=”168″]
[/col]
[/row]
Trong lễ cúng thôi nôi cho bé thì mâm cúng thôi nôi đóng vai trò rất quan trọng. Mâm lễ thôi nôi sẽ được chuẩn bị hai mâm lễ: mâm lễ cúng trong nhà và ngoài sân.
Thông thường trong mâm lễ cúng thôi nôi sẽ có các vật lễ như xôi, chè, hoa quả, heo quay, gà luộc… Nếu những gia đình có điều kiện kinh tế hơn bạn cũng có lựa chọn thêm hải sản như cua, tôm… Bên cạnh đó các bậc phụ huynh nên chú ý mâm lễ vật trong nhà và ngoài sân sẽ có nhiều điểm khác nhau.
Mâm lễ vật ngoài sân:
Các vật lễ sẽ được chuẩn bị bao gồm: heo quay, thịt luộc, cháo, trái cây, rượu trắng, trà, nhang đèn, hoa tươi… Cùng một số dụng cụ kèm theo như bát đĩa, muỗng, dao, ly tách, bình hoa… Lễ vật sẽ được bày lên theo số lẻ. Chẳng hạn như 5 chén cháo nhỏ, 1 bát cháo lớn, 1 con heo quay, 1 dĩa trái cây, 1 bình trà…
Tất cả những lễ vật này dùng để cúng đất đai diên địa, thổ công thổ chủ. Các bậc phụ huynh nên đặt mâm lễ ở ngoài sân, trước cửa chính ra vào của gia đình và luôn quay đầu mâm cúng hướng ra ngoài.
Mâm lễ trong nhà:
Theo lễ nghi truyền thống thì mâm cúng thôi nôi trong nhà dùng để cúng 3 vị thần. Đó là Thành Hoàng bổn cảnh, Cửu Huyền thất tổ và ông bà. Theo tục thờ cúng của người Việt, tương ứng bao nhiêu bàn thờ trong nhà sẽ có bấy nhiêu mâm cúng được bày biện. Các vật phẩm trong mâm cúng theo tập quán của mỗi vùng miền khác nhau.
Trên bàn cúng gia đình sẽ bày ra 12 chén chè, xôi để dùng mời 12 bà Mụ. Một con gà hoặc vịt luộc với 3 chén cháo nhỏ cùng 1 tô cháo lớn. Mỗi một mâm cúng sẽ có tương ứng hoa tươi, trái cây. Các lễ vật khác như đèn cầy, hương nhang, rượu, trầu cau… Các loại giấy cúng như một đôi đũa hoa, vàng nén 9999, bộ hài xanh.
Trong các buổi cúng thôi nôi cho bé yêu. Đại đa phần mọi người đều lựa chọn chè trôi nước hay chè đậu trắng. Với mong muốn con trẻ sẽ được tròn trịa, trắng trẻo. Còn món xôi bạn có thể lựa chọn xôi gấc, xôi đậu cầu mong may mắn đến với bé con nhà mình.
Để tỏ lòng thành với các vị thần, ông bà bạn cũng nên chú ý nên cách sắp xếp, bày biện cân đối. Đầu tiên thì các lễ vật sẽ được xếp theo một nguyên tắc chung là đông bình tây quả. Theo đó thì bình hoa dùng để cúng sẽ được đặt ở phía đông của bàn thờ chính. Các món lễ vật khác sẽ được xếp về hướng tây. Tùy hình dáng bàn, bạn có thể bày biện vật lễ trải dài hoặc xếp vòng đẹp mắt.