
GỎI SỨA TÔM GÀ XÉ

CHẢ ỐC HONGKONG - GỎI THÁI TÔM THỊT

CHẢ GIÒ HẢI SẢN

SOUP CUA NẤM ĐÔNG CÔ

GỎI BÒ BÓP THẤU

GỎI TIẾN VUA TÔM THỊT
Lễ thuận hằng là gì? Lễ thuận hằng diễn ra như thế nào và nghi thức bao gồm mấy bước? Lễ thuận hằng đối với các Phật tử và người theo đạo Phật là một trong những buổi lễ vô cùng quan trọng trong hôn nhân thường được tổ chức tại các ngôi chùa. Đối với những người ngoại đạo, lễ thuận hằng vẫn còn là cái tên khá xa lạ. Vậy Hãy cùng Kalina đi tìm hiểu những thông tin này trong bài viết dưới đây nhé!
Tại Việt Nam, lễ thuận hằng được xuất phát từ lễ cưới của cụ đồ Nguyễn Trọng Thuật (1883 – 1940) Hải Dương tổ chức tại chùa. Theo lý giải của Hòa thượng Thích Thiện Hoà, lễ thuận hằng có ý nghĩa là lời chúc tụng, mong muốn cho cuộc sống hôn nhân của cặp đôi sau này mãi mãi thuận hòa. Luôn hướng tới cuộc sống hướng thiện, làm những điều tốt đẹp cho người và cho đời, chung thuỷ và trăm năm hòa hợp, gắn kết tình nghĩa phu thê. Hằng thuận còn mang ý nghĩa to lớn trong hôn nhân, vợ chồng tương kính, nhường nhịn lẫn nhau, có hiếu với cha mẹ, hướng đến con đường tu tập và giác ngộ theo Bát Chánh Đạo.
Lễ thuận hằng là một nghi thức dành riêng cho hôn nhân và được tổ chức tại các chùa. Nghi thức này được tổ chức giữa sư trụ trì, cô dâu – chú rể, các thành viên thân thiết hai bên gia đình. Trong nghi thức, sư trụ trì sẽ là người đại diện tuyên bố lý do của buổi lễ, làm lễ cầu phúc cho cặp đôi, trao tín vật nhẫn cưới và nhận được những lời chúc tốt đẹp và may mắn từ mọi người.
Xem thêm:
Gợi Ý Một Vài Cách Trang Trí Bàn Thờ Gia Tiên Tại Gia
Tuỳ theo phong tục tập quán của mỗi một vùng miền mà thời gian tổ chức lễ thuận hằng có thể trước hoặc sau lễ cưới chính thức. Thông thường lễ thuận hằng sẽ được tổ chức sau ngày cưới từ 3-5 ngày, buổi lễ sẽ diễn ra tại các ngôi chùa.
Trước đó, bố mẹ hai bên cô dâu chú rể sẽ chọn ra ngày lành tháng tốt và lên chùa để xin ý kiến của các sư trụ trì để chọn ra ngày tổ chức lễ thuận hằng. Đi đôi với việc chọn ngày, trước ngày lễ cô dâu và chú rể sẽ có các buổi lên chùa để nghe các Thầy giảng đạo vợ chồng, đạo làm con, làm người hướng đến cuộc sống an nhiên, hướng thiện theo Phật pháp, giữ gìn Ngũ giới. Thời gian diễn ra buổi làm lễ có thể dao động từ 1 – 1 tiếng rưỡi.
Xem thêm:
Top 5 Quà Cảm Ơn Tiệc Cưới Dành Cho Khách Mời Dự Tiệc
Cũng như các buổi lễ quan trọng khác, lễ thuận hằng cũng có những nghi thức, trình tự trước sau cần cặp đôi thực hiện đầy đủ:
Xem thêm:
1 Vài Tips Chăm Sóc Sắc Đẹp Cô Dâu Cần Chuẩn Bị Trước Ngày Cưới
4. Một Vài Lưu Ý Các Cặp Đôi Cần Biết Khi Tổ Chức Lễ Thuận Hằng
Để có thể tổ chức một buổi lễ thuận hằng trọn vẹn, suôn sẻ đúng với những ý nghĩa tốt đẹp dành tới cho cô dâu và chú rể, các cặp đôi cần lưu tâm một vài vấn đề sau:
Ý nghĩa và điều quan trọng nhất mà lễ thuận hằng muốn gửi gắm và truyền tải đến cho các cặp đôi chính là tầm quan trọng của nền tảng gia đình, sự hạnh phúc. Hướng cho chúng sinh một cuộc sống tốt đẹp, an lạc và hướng thiện. Dung hòa những cái tôi khác biệt để hướng đến cái chung, lòng yêu thương, tương kính, thuỷ chung giữa vợ – chồng. Kalina mong rằng với những ý nghĩa vô cùng tốt đẹp trên của buổi lễ thuận hằng sẽ giúp cho nhiều cặp đôi hướng đến một cuộc sống hôn nhân viên mãn, hạnh phúc và hướng thiện an lạc.
Xem thêm:
Các Nghi Thức Lễ Cưới Nhà Thờ Dành Cho Các Cặp Đôi Thiên Chúa Giáo Không Thể Bỏ Qua
Kalina Wedding Events hân hạnh mang đến nhiều ưu đãi hấp dẫn khi đặt tiệc cưới
Trung tâm hội nghị tiệc cưới KALINA tọa lạc ngay địa điểm đẹp nhất quận Tân Phú. Với lối kiến trúc mô phỏng theo lối Châu Âu hiện đại trang nhã, khoác lên mình chiếc áo màu trắng tinh khôi càng toát lên sự tinh tế sang trọng