Bạn có biết đến tất tần tật các nghi thức lễ cưới nhà thờ dành cho các cặp đôi đạo Thiên Chúa? Khác với các lễ cưới thông thường, lễ cưới của các cặp đôi sẽ có một vài điểm khác biệt cùng những quy định bắt buộc mà cô dâu và chú rể đều phải thực hiện. Hãy cùng Kalina đi tìm hiểu những thông tin cho các nghi thức lễ cưới nhà thờ Thiên Chúa trong bài viết dưới đây nhé!
1. Những Thủ Tục Trong Nghi Thức Lễ Cưới Nhà Thờ
Đối với các cặp đôi khi chú rể và cô dâu đều là người theo đạo, thì đám cưới trước sự chứng kiến của Chúa, Cha và cộng đoàn là một điều vô cùng thiêng liêng và hạnh phúc. Và ngược lại với những cặp đôi có cô dâu hoặc chú rể thuộc các đạo khác, thì sẽ là sự bỡ ngỡ , bối rối vì chưa nắm rõ được quy trình làm lễ, những việc cần chuẩn bị, quá trình thực hiện nghi thức… Và để có một buổi lễ cưới thành công tại nhà thờ, bạn nên lưu ý một vài thủ tục nghi thức lễ cưới nhà thờ cơ bản dưới đây:
1.1 Lựa Chọn Nhà Thờ Tổ Chức Hôn Phối
Thông thường các cặp đôi sẽ lựa chọn những nhà thờ gần nhà, gần nơi sinh sống để dễ dàng di chuyển, tới lui trang trí, gặp gỡ và bàn bạc với Cha xứ. Cũng có một vào cặp đôi sẽ lựa chọn nơi mình học giáo lý hôn nhân là nơi tổ chức buổi lễ.
1.2 Ra Mắt Hai Bên Gia Đình Và Trình Diện Cùng Cha Quản Xứ Bên Nữ
Cũng tương tự như các buổi lễ cưới khác, hai bên gia đình sẽ tiến hành chọn ngày tốt gặp mặt nhau để bàn bạc các công việc chuẩn bị, sính lễ… Ở buổi gặp gỡ này gia đình hai bên sẽ bàn bạc lại ngày cưới do Cha xứ đã chọn ra trước đó cho cặp đôi.
Ở nhà thờ Cha xứ sẽ thông báo ngày cưới của bạn trong vòng 2-3 tuần ở các Thánh lễ để cặp đôi nhận được sự chúc phúc của cộng đoàn.
1.3 Nhận Lịch Học Hôn Nhân Và Lấy Chứng Chỉ Giáo Lý Hôn Nhân
Ở nghi thức lễ cưới nhà thờ, trước khi các cặp đôi thành vợ thành chồng đều cùng nhau hoàn thành khóa học giáo lý về hôn nhân. Đây là một khoá học ngắn, do Cha xứ chủ trì giảng dạy cho các cặp đôi để giúp cho cặp vợ chồng trẻ hiểu rõ được tầm quan trọng của hôn nhân và gia đình. Thấu hiểu được ý nghĩa, trách nhiệm và bổn phận của mình khi làm vợ làm chồng của nhau.
Thông thường khoá học sẽ có thời gian khoảng 14 ngày hoặc kéo dài để 1-2 tháng, tùy theo sự sắp xếp của Cha xứ và cặp đôi. Sau khi đã hoàn thành xong khóa học các bạn sẽ được lấy chứng chỉ về giáo lý hôn nhân.
1.4 Cùng Gia Đình Chọn Ngày Làm Lễ Cưới
Cũng giống như những lễ cưới khác, việc lựa chọn ngày lành tháng tốt để tổ chức được phụ huynh hai nhà và cặp đôi xem xét rất kỹ lưỡng. Với các cặp đôi khác họ sẽ xét về các yếu tố ngày đẹp để thành gia lập thất, phù hợp tuổi, mệnh của cặp đôi. Còn về phía đạo thiên Chúa, ngày tổ chức lễ cưới sẽ được Cha xứ lựa chọn và chiếu theo lịch Công Giáo.
Chính vì vậy, các cặp đôi nên tranh thủ thời gian đến gặp các Cha xứ xin ngày đẹp để về bàn bạc với gia đình, sắp xếp các công tác chuẩn bị chu đáo trước ngày tổ chức.
Xem thêm:
Top 5 Quà Cảm Ơn Tiệc Cưới Dành Cho Khách Mời Dự Tiệc
2. Nghi Thức Lễ Cưới Nhà Thờ – Trang Trí Bàn Thờ Chúa
Như nhiều bạn đã biết nghi thức lễ cưới nhà thờ, đặc biệt đạo Thiên Chúa không có quan niệm thờ cúng ông bà, tổ tiên làm lễ gia tiên. Tuy nhiên, bạn cũng có thể trang trí bàn thờ Chúa với hoa tươi, trái cây, bánh trái, bạn vẫn có thể thắp nhang cúng bái ông bà, thể hiện nghi thức tưởng nhớ.
Tùy theo điều kiện kinh tế từng gia đình, cũng như quy định của từng vùng miền bạn cũng có thể chuẩn bị thêm các lễ vật dâng cúng khác như rượu, thuốc…Ở nghi thức lễ cưới nhà thờ trên bàn thờ Chúa, ngoài việc trang trí hoa tươi và trái cây sum suê nhìn cho bắt mắt. Chúng ta còn có thể reo thêm các băng rôn, khẩu hiệu thể hiện niềm kính yêu với Chúa “Thiên Chúa là tình yêu”, “Sự Gì Chúa Đã Sắp Đặt Loài Người Không Được Phân Ly”. Bạn cũng nên chú ý lau dọn bàn thờ sạch sẽ, bóng loáng, thay nước thờ.
Xem thêm:
Một Vài Tips Chăm Sóc Sắc Đẹp Cô Dâu Cần Chuẩn Bị Trước Tiệc Cưới
3. Nghi Thức Lễ Cưới Nhà Thờ – Trang Phục Cho Lễ Cưới Nhà Thờ
Hầu hết ở trong các nghi thức lễ cưới nhà thờ đều không quy định về trang phục của cặp đôi trong lễ cưới tại nhà thờ. Tuy nhiên, cô dâu và chú rể cũng nên lựa chọn những bộ trang phục kín đáo thể hiện sự tôn kính với Chúa Trời, Cha và khách mời tham dự.
Bạn có thể lựa chọn trang phục áo dài truyền thống hoặc cách tân. Hoặc cặp đôi cũng có thể chọn trang phục hiện đại như vest – soiree, nhưng vẫn phải đảm bảo yếu tố lịch sự, không hở hến, lố lăng. Cô dâu nên lựa chọn những chiếc váy vừa tôn hình thể, nhưng thiết kế tối đa, không rườm rà, thuận tiện cho việc di chuyển. Để tạo thêm điểm nhấn, nét xinh đẹp, quyến rũ các cô dâu có thể phối kèm thêm các phụ kiện, vòng đội đầu, bông tay, lắc, dây chuyền, vòng kiềng…
Xem thêm:
Tìm Hiểu Phong Tục Cưới Hỏi Miền Nam
4. Nghi Thức Lễ Cưới Nhà Thờ – Trang Trí Nhà Thờ Trong Lễ Phối Hôn
Thông thường trong nghi thức lễ cưới nhà thờ sẽ có một vài trang trí cơ bản, thế nhưng trong ngày cưới trọng đại nhất cuộc đời. Các bạn có thể xin phép và lắng nghe ý kiến của Cha xứ về việc trang trí lễ cưới tại nhà thờ.
Với không gian trang nghiêm, bạn nên lựa chọn lối trang trí sang trọng, tinh tế và nhẹ nhàng. Hạn chế tối đa các kiểu trang trí cầu kỳ, vật dụng trang trí quá cỡ, phức tạp hay màu sắc quá lòe loẹt, nổi bật. Cặp đôi nên thiên về các gam trang trí màu pastel nhã nhặn nhưng không kém phần lung linh như trắng, hồng, xanh lá, vàng, cam…
Bạn nên chú ý trang trí các điểm và cụm hoa tại lối dẫn vào sân khấu, bàn thờ Chúa, dọc các băng dãy ghế nhà thờ… Bạn cũng có thể điểm thêm các vật dụng trang trí kèm theo như nơ lụa, ngọc trai, ruy băng, nến, cánh hoa.
Xem thêm:
Top 7 Địa Điểm Tổ Chức Tiệc Cưới Ngoài Trời Ấn Tượng
5. Các Nghi Thức Lễ Cưới Nhà Thờ
Đầu tiên cả gia đình nhà trai và nhà gái nên đến sớm nhà thờ để tập dượt trước buổi lễ. Xét xem lại lễ đường, sắp xếp chỗ ngồi và đón tiếp khách tham dự.
Trong nghi thức lễ cưới nhà thờ, sẽ có một cặp đôi nhí hoặc các thiên thần nhỏ đi trước rải hoa chào đón cô dâu vào lễ đường. Khi cô dâu bước vào lễ đường chính là dấu hiệu khởi đầu cho buổi lễ. Cô dâu sẽ đi cùng Cha hoặc người đỡ đầu mình tiến vào trung tâm lễ đường để thực hiện các nghi thức quan trọng. Sau khi tiến lễ mục làm lễ người Cha sẽ giao tay cô dâu lại cho chú rể và sẽ có vài lời chúc phúc và nhắc nhở con rể.
Khi chú rể đã nhận lấy tay cô dâu, cặp đôi sẽ tiến hành làm lễ trước Cha xứ. Cô dâu và chú rể sẽ lần lượt đọc Thánh Thư trước lễ đường. Sau đó, Linh mục thể hiện lời thề của cặp đôi trước mặt Chúa. Tiếp đến, cặp đôi sẽ tiến hành trao nhẫn cưới trước sự chứng giám của Chúa Trời và mọi người, Linh mục sẽ tuyên bố cặp đôi chính thức trở thành vợ chồng của nhau. Cuối cùng khi đã thực hiện xong các nghi thức lễ cưới nhà thờ, cặp đôi dưới sự hướng dẫn của Cha xứ sẽ được thực hiện nghi thức ký sổ hôn phối, cùng với chữ ký của Cha xứ. Chữ ký của Cha xứ chính là sự chứng giám thiêng liêng chứng nhận thân phận mới, trách nhiệm và nghĩa vụ mới của cặp đôi trong cuộc sống hôn nhân sau này.
Xem thêm:
Chi Phí Tổ Chức Tiệc Cưới Tại Nhà Hàng Là Bao Nhiêu?
6. Một Số Điều Kiện Cơ Bản Cần Biết Trong Nghi Thức Lễ Cưới Nhà Thờ
Để có được một buổi lễ kết hôn thành công tại nhà thờ, cặp đôi dâu rể cần chú ý đến một vào điều kiện cơ bản.
Điều kiện đầu tiên, để cặp đôi có thể làm hôn phối cặp đôi bắt buộc đều theo đạo Thiên Chúa, nếu 1 trong 2 khác đạo thì phải theo học và nhập đạo. Trong trường hợp cô dâu hoặc chú rể không theo đạo, buổi lễ sẽ diễn ra nhanh gọn gọi là phép chuẩn.
Điều thứ hai, cô dâu và chú rể bắt buộc phải có giấy chứng nhận đã theo học và hoàn thành xong khóa học giáo lý về hôn nhân do nhà thờ tổ chức.
Trong nghi thức lễ cưới nhà thờ vật dụng không thể thiếu chính là nhẫn cưới. Bởi nhẫn cưới hình tròn tượng trưng cho sự trường tồn và vĩnh cửu. Buổi lễ sẽ không thể diễn ra nếu cả hai không có nhẫn cưới để trao nhau cùng những lời hứa hẹn sau này.
Tại một số nghi thức lễ cưới nhà thờ bên Thiên Chúa sẽ có thể nghi thức cô dâu chú rể mỗi người một cây nến nhỏ cùng nhau thắp chung một cây nến lớn. Điều này thể hiện sự đồng lòng, sự gắn kết thiêng liêng giữa hai tâm hồn.
Khác với các thiệp cưới khác, thiệp cưới công giáo bạn chỉ được phép lựa chọn các tone màu trắng, đen, vàng, không có hoạ tiết hoa lá sặc sỡ.
Với các thông tin về các nghi thức lễ cưới nhà thờ dành cho các cặp đôi thiên chúa, bạn có thể thấy lễ cưới bên đạo cũng không quá phức tạp. Mong rằng với bài viết trên đã có thể cung cấp cho cặp đôi một vài thông tin bổ ích, kinh nghiệm để các bạn không còn bỡ ngỡ trong quá trình tổ chức các nghi thức lễ cưới nhà thờ cho chính mình.
Xem thêm:
Top 15 Studio Chụp Hình Cưới Uy Tín Tại Thành Phố Hồ Chí Minh