Tìm Hiểu Một Vài Phong Tục Cưới Hỏi Miền Nam

Bạn đang tìm hiểu về phong tục cưới hỏi miền Nam cho đám cưới sắp tới của bản thân? Bạn lo lắng và phân vân phong tục cưới hỏi miền Nam sẽ bao gồm mấy bước, cách thức tổ chức sẽ ra sao? Hãy yên tâm cùng theo chân Kalina đi tìm hiểu và khám phá một vài phong tục cưới hỏi miền Nam có khác gì so với hai miền còn lại nhé!

1. Phong Tục Cưới Hỏi Miền Nam Bao Gồm Các Bước Như Thế Nào?

Có thể thấy rằng, cưới  xin luôn là một trong những sự kiện cá nhân vô cùng quan trọng trong cuộc đời của mỗi người. Thế nhưng ở từng vùng miền và nền văn hóa khác nhau lại sản sinh ra những lễ nghi, phong tục cưới hỏi khác nhau Bắc – Trung – Nam. Khác biệt so với hai miền còn lại, đám cưới miền Nam đơn giản và ít cầu kỳ hơn.

phong-tuc-cuoi-hoi-mien-nam-1

phong-tuc-cuoi-hoi-mien-nam-2

Với lối sống và tính cách hào sảng, mến khách, không quá câu nệ lễ nghi, phong tục cưới hỏi miền Nam sẽ có 3 lễ cơ bản: lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi và lễ cưới. Về phần sính lễ, các nghi thức diễn ra trong từng buổi lễ cũng có điểm khác biệt theo quy định từng vùng miền.

> Xem thêm:

Tổ Chức Tiệc Cưới Tại Nhà Một Vài Gợi Ý Cho Dâu Rể

2. Lễ Dạm Ngõ Ở Miền Nam

Lễ dạm ngõ miền Nam hay còn được biết đến với cái tên lễ đi nói, đám nói. Đây là dịp để các bậc phụ huynh hai bên gia đình nhà trai, nhà gái gặp gỡ và trao đổi với nhau những sính lễ, cách thức tổ chức đám hỏi và đám cưới cho cặp đôi trẻ. Lễ dạm ngõ được xem như là lời chấp thuận của nhà trai đối với mối hôn nhân cũng như xin ra mắt nhà gái, muốn gõ lời nhận con dâu mới danh chính ngôn thuận.

phong-tuc-cuoi-hoi-mien-nam-3

Về phần lễ vật trong lễ dạm ngõ trong phong tục cưới hỏi miền Nam sẽ bao gồm: têm trầu cánh phượng, mâm trái cây, thuốc lá- rượu – trà. Thành phần tham dự buổi lễ dạm ngõ là những người họ hàng thân thiết của hai bên đàng trai và đàng gái như các bậc trưởng bối lớn tuổi trong dòng họ, ông bà, bố mẹ, cô chú, cậu dì…

phong-tuc-cuoi-hoi-mien-nam-4

> Xem thêm:

Một Vài Gợi Ý Các Mẫu Xe Hoa Cưới Đẹp Cho Ngày Trọng Đại

3. Lễ Ăn Hỏi Ở Miền Nam

Sau khi đã tổ chức lễ dạm ngõ, hai bên gia đình tiến hành chọn ngày lành tháng tốt để tổ chức lễ ăn hỏi và đám cưới. Trong phong tục cưới hỏi miền Nam, lễ ăn hỏi là buổi lễ nhà trai chính thức mang lễ vật sang nhà gái xin đính hôn. Nghi thức cho buổi lễ ăn hỏi được tổ chức long trọng với ngụ ý lời chúc phúc cho cặp đôi trăm năm hòa hợp, viên mãn, sum vầy.

phong-tuc-cuoi-hoi-mien-nam-5

Trình tự cho buổi lễ ăn hỏi miền Nam sẽ diễn ra theo các bước như: rước vật dâng lễ – chào hỏi và nhận lễ – mời nước, trò chuyện – đón dâu ra mắt gia đình hai bên – thắp hương bàn thờ gia tiên – bàn bạc hôn lễ – lại quả – mời tiệc gia đình nhà trai. Sính lễ cho buổi ăn hỏi theo phong tục cưới hỏi miền Nam sẽ gồm: mâm trầu cau – mâm trái cây – mâm rượu, thuốc, trà – xôi gấc – heo quay – mâm bánh phu thê – bánh kem… Tùy vào điều kiện kinh tế, gia đình nhà trai còn có thêm bổ sung và các mâm sính lễ những lễ vật khác nhau tạo thêm sự phong phú, đầy đủ, bắt mắt cũng như sự trân trọng muốn bày tỏ với gia đình nhà gái.

phong-tuc-cuoi-hoi-mien-nam-6

> Xem thêm:

Hướng Dẫn Nội Dung Thiệp Báo Hỷ Sau Cưới

4. Lễ Đám Cưới Ở Miền Nam

Sau lễ đám hỏi từ nửa tháng cho đến một tháng, cặp đôi sẽ tổ chức lễ cưới. Trong ngày cưới, gia đình đàng trai gồm có trưởng đoàn, chú rể và bố mẹ, các ông, các bà, cô, dì, chú bác đại diện sẽ đến nhà gái để đón cô dâu về làm lễ thành hôn theo giờ đẹp đã định sẵn trước đó. Trong khoảng thời gian này, cô dâu vẫn ngồi trong phòng kín, chưa được phép ra ngoài đón khách. Sau khi hai bên gia đình có lời phát biểu buổi lễ, trình và nhận lễ vật thì cha hoặc mẹ cô dâu sẽ dắt cô dâu ra ngoài, để ra mắt quan viên hai họ và trao cho chú rể.

phong-tuc-cuoi-hoi-mien-nam-7

Tiếp đến cặp đôi dâu rể sẽ tiếp hành cúng bái gia tiên, sau khi hoàn tất cô dâu chú rể sẽ mang trầu cau, trà thuốc mời quan viên hai họ. Sau nghi thức này cô dâu và chú rể sẽ được nhận quà mừng từ gia đình bố mẹ, ông bà, cô dì, anh chị hai bên.

phong-tuc-cuoi-hoi-mien-nam-8

Bên cạnh những món quà là lời chia sẻ và chúc phúc, dặn dò cho cuộc sống hôn nhân sau này của cặp vợ chồng trẻ. Sau khi hoàn thành các nghi lễ xin dâu tại nhà gái, nhà trai sẽ có lời xin phép được đón cô dâu về. 

phong-tuc-cuoi-hoi-mien-nam-9

Trên đây là bài viết giới thiệu đến các bạn tìm hiểu một vài phong tục cưới hỏi miền Nam. Tùy theo văn hóa, nghi lễ và quy định của mỗi một vùng miền văn hóa lại có nét tương đồng và khác biệt lẫn nhau. Mong rằng với những chia sẻ ngắn gọn và đầy đủ trên, đã giúp cho các cặp đôi trẻ có thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm để tổ chức cho mình một đám cưới hoàn hảo và ý nghĩa nhất. 

> Xem thêm:

Gợi Ý Dâu Rể Một Và Thực Đơn Cưới Miền Bắc

ĐĂNG KÝ NHẬN ƯU ĐÃI

Đăng ký ngay hôm nay để nhận được những ưu đãi hấp dẫn nhất từ Kalina




    Scroll to Top