Lễ báo hỷ là gì? Chi phí tổ chức lễ báo hỷ là bao nhiêu? Đây được xem là những điều thắc mắc, lo âu của các cặp đôi khi đang lên kế hoạch cưới. Vì con đường đi đến hôn nhân của các cặp đôi thường trải qua quá trình tìm hiểu yêu đương, ra mắt gia đình và tổ chức các nghi thức như dạm ngõ, báo hỷ, thành hôn… Với sự đa dạng và phong phú của các nghi thức cưới hỏi rất nhiều cặp đôi trẻ tỏ sự hoang mang và lúng túng trong các cách thức tổ chức. Để giải đáp mọi thắc mắc cũng như cung cấp thêm cho các bạn trẻ các kiến thức về lễ báo hỷ, Kalina mời bạn theo dõi trong bài viết dưới đây nhé!
1. Lễ Báo Hỷ Là Gì? Ý Nghĩa Của Buổi Lễ Báo Hỷ?
Lễ báo hỷ được xem là buổi lễ thông báo đối với họ hàng, người thân, bạn bè về ngày thành vợ thành chồng của cặp đôi khi khách mời vì một vài điều kiện không thể tham dự lễ cưới của bạn. Khác với tiệc cưới, lễ báo hỷ chỉ là một buổi tiệc nhỏ với số lượng khách mời không quá đông chỉ từ 5 – 15 bàn tiệc.
Theo quan niệm của ông bà ta ngày xưa, lễ báo hỷ sẽ được tổ chức sau hôn lễ chính thức, nếu tổ chức ngược lại cặp đôi sẽ phải rước những điều không may cho cuộc sống hôn nhân sau này.
Chẳng hạn như cặp đôi trẻ đã tổ chức tiệc cưới tại quê nhà, nhưng bạn bè, đồng nghiệp, đối tác hay những bà con xa ở thành phố không có điều kiện để về tham dự. Vậy sau khi tổ chức xong lễ cưới tại quêe, cặp đôi có thể tổ chức thêm một buổi tiệc báo hỷ tại thành phố thay cho lễ cưới trước đó.
Đối với các cặp đôi hiện nay, lễ báo hỷ được tổ chức trong không gian ấm cúng, đơn giản. Là nơi cặp đôi chia sẻ niềm hạnh phúc bên cạnh những người thân thiết, chính vì vậy buổi lễ này sẽ đề cao yếu tố riêng tư và thoải mái, hạn chế sự cầu kỳ, tốn kém không cần thiết.
2. Chi Phí Tổ Chức Một Buổi Lễ Báo Hỷ Tốn Hết Bao Nhiêu?
Để tổ chức thành công và gây dấu ấn đặc biệt trong lễ báo hỷ, các cặp đôi cô dâu chú rể cần lên kế hoạch chu đáo, kỹ lưỡng đặc biệt là bảng dự trù chi tiết kinh phí cho lễ báo hỷ tổ chức tại các địa điểm trung tâm, khách sạn, nhà hàng tiệc cưới. Việc lên trước bảng dự trù kinh phí sẽ giúp cặp đôi có cái nhìn tổng thể về chi phí buổi tiệc, cân đối ngân sách và chuẩn bị số tiền. Đồng thời giúp cặp đôi cắt giảm các phần chi phí không quan trọng, tiết kiệm một khoản tiền không hề nhỏ.
-
Chi phí thuê địa điểm tổ chức:
Việc cặp đôi cần xác định đầu tiên trong khi lên kế hoạch tổ chức chính là việc lựa chọn địa điểm. Khoảng thời gian vàng để cặp đôi tiến hành lựa chọn, khảo sát và tiến hành chốt thỏa thuận là khoảng từ 3 – 4 tháng trước buổi tiệc. Với khoảng thời gian trên sẽ giúp cho bạn có thể thoải mái tìm kiếm địa điểm phù hợp với các yêu cầu như khoảng cách, sở thích, chi phí, ưu đãi, chất lượng món ăn, phục vụ… Chưa kể nếu bạn tham khảo và chốt sảnh sớm sẽ không rơi vào tình trạng hết sảnh tiệc khi ngày bạn tổ chức báo hỷ có thể rơi vào ngày đẹp hoặc các ngày cuối tuần.
So với tiệc ở quê, thì chi phí thuê địa điểm cưới ở các thành phố lớn sẽ có mức phí cao hơn dao động từ 3.000.000 – 10.000.000 đồng. Tùy thuộc vào vị trí thuê trong nhà hay ngoài trời, tại trung tâm, các nhà hàng, khách sạn chất lượng, đẳng cấp… Thường phí này sẽ áp dụng với các nhà hàng tiệc cưới rất cao cấp, những nhà hàng tiệc cưới thuộc phân khúc cận cao cấp, trung bình hoặc giá thấp đã bao gồm phí này trong giá thành bàn tiệc.
-
Chi phí in thiệp mời:
Để có thể lên chi phí thiệp mời chuẩn xác, đầu tiên cặp đôi nên lên danh sách khách mời. Vì đây chỉ là buổi tiệc báo hỷ nên số lượng khách mời có thể dao động từ 50- 200 khách. Hiện nay không chỉ có các bên in ấn có thể giúp bạn thiết kế các loại thiệp đẹp, chất lượng mà các nhà hàng trung tâm cũng có sẵn các dịch vụ như in thiệp giúp khách hàng.
Với mẫu mã đa dạng, phong phú về kiểu dáng, chất lượng, cặp đôi có thể lựa chọn các mẫu thiệp sẵn hoặc tự lên ý tưởng thiết kế. Mức chi phí cho thiệp mời sẽ dao động từ 5.000 – 30.000 đồng/thiệp.
-
Chi phí menu món ăn + thức uống:
Chi phí về món ăn và thức uống sẽ chiếm khoảng 50% tổng chi phí cho một buổi tiệc. Để có thể chọn lựa những menu thích hợp cho buổi tiệc của mình, bạn cần xác định được khẩu vị của đa số khách mời đến tham dự sẽ thiên về miền Bắc – Trung – Nam. Khi đó bạn có thể vừa chọn món và yêu cầu nhân viên tư vấn lưu ý báo lại cho đội ngũ đầu bếp về khẩu vị trên. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dễ dàng chọn lựa các món ăn ngon, đặc sắc của nhà hàng khi được nhân viên gợi ý hoặc có phần đánh dấu làm nổi bật món ăn trong các set menu.
Hiện nay tại các nhà hàng sẽ có thiết kế thành 2 phần menu để bạn dễ dàng chọn lựa. Một là các set menu được thiết kế sẵn với các món khai vị, món chính và món tráng miệng từ 6 – 10 món/bàn tiệc.
Hai là các set menu được chính các bạn tự sắp xếp, chọn lựa riêng theo sở thích. Mức chi phí menu sẽ dao động từ 3.000.000 – 10.000.000 triệu đồng/bàn.
Về phần thức uống, thông thường sẽ được phục vụ các loại rượu vang, bia, nước ngọt, nước suối các loại. Tùy thuộc vào từng nhà hàng, trung tâm mức chi phí có sự chênh lệch khác nhau.
-
Chi phí thuê trang phục:
Khoản chi phí cho phần trang phục cũng không thể thiếu trong bảng dự trù kinh phí cho buổi lễ báo hỷ. Các cặp đôi cô dâu chú rể có thể lựa chọn các studio thuê váy cưới hoặc thuê ngay tại địa điểm tổ chức nơi có dịch vụ này.
Trong buổi lễ thường các cặp đôi sẽ chọn từ 2- 3 trang phục, một trang phục cho việc chào khách trước buổi lễ,một cho trang phục để chào bàn tiệc… Tùy thuộc vào chất liệu, kiểu dáng của đầm cưới, áo vest mà mức giá thuê có thể từ 500.000- 5.000.000 đồng/bộ.
-
Chi phí phục vụ:
Trong các buổi lễ tiệc,bạn sẽ bắt gặp bóng dáng của những người điều hành, phục vụ, hướng dẫn khách tham dự. Chi phí cho người phục vụ sẽ từ 150.000 – 5000.000 đồng/người, tùy thuộc vào địa điểm tổ chức cũng như yêu cầu của bạn như 1 bàn 1 người phục vụ hay 2 bàn 1 người phục vụ.
-
Chi phí cho các dịch vụ đi kèm:
Một buổi tiệc hoàn hảo ngoài các chi phí đã kể trên, các cặp đôi sẽ sẽ chi trả thêm cho các dịch vụ hoạt náo, làm tăng thêm không khí vui nhộn, hào hứng cho buổi lễ. Chẳng hạn như thuê Mc, người đánh đàn, đội ngũ ca sĩ, vũ công, người pha trò, ảo thuật…
Mức chi phí này cũng sẽ phụ thuộc vào trung tâm, nhà hàng nơi bạn tổ chức cũng như yêu cầu của bạn như dịch vụ sẽ diễn ra trước tiệc, trong tiệc hay suốt tiệc từ 1.000.000- 10.000.000 đồng/tiết mục.
-
Chi phí cho các khoản phát sinh:
Nếu bạn chỉ chuẩn bị cho các chi phí cố định mà quên đi phần dự trù cho các chi phí phát sinh sẽ là một điểm thiếu sót vô cùng quan trọng. Sẽ có vô vàn các khoản phát sinh bất ngờ trong buổi tiệc mà bạn không ngờ tới. Chẳng hạn như tăng thêm bàn tiệc, tăng thêm món ăn, tăng thêm nước uống, bia rượu… Chính vì vậy, để cho ngày vui của bạn được diễn ra suôn sẻ việc dự trù một khoản chi phí phát sinh sẽ giúp cô dâu chú rể không phải lâm vào tình trạng lúng túng, tiến thoái lưỡng nan.
Một buổi lễ báo hỷ ấn tượng, vui vẻ mang đến nhiều kỷ niệm đẹp khi cặp đôi chú ý lên kế hoạch thật chi tiết và cụ thể. Trên đây là bài viết chia sẻ kinh nghiệm lên bảng dự trù chi phí cho lễ báo hỷ.
Kalina mong rằng qua bài viết trên, các cặp đôi đã có thể rút ra được cho mình một vài kinh nghiệm để có thể tự tin lên kế hoạch cho buổi lễ báo hỷ của chính bản thân và những người xung quanh.
> Xem thêm:
Chi Phí Tổ Chức Lễ Ăn Hỏi Là Bao Nhiêu, Tổ Chức Lễ Ăn Hỏi Từ A-Z Hết Bao Nhiêu?
Lễ Rước Dâu là gì? Chi phí tổ chức lễ rước dâu là bao nhiêu?
Chi phí tổ chức đám cưới tại nhà hàng là bao nhiêu?
Chi phí chụp hình album cưới là bao nhiêu?
Chi phí trang trí bàn thờ gia tiên ngày cưới là bao nhiêu?
Lễ Dạm Ngõ Là Gì? Ý Nghĩa Của Lễ Dạm Ngõ Trong Nghi Thức Cưới Của Người Việt
Đám Hỏi Là Gì? Lễ Ăn Hỏi Là Gì? Đám Hỏi Cần Chuẩn Bị Những Gì?
Lễ Vu Quy Là Gì? Chi Phí Tổ Chức Lễ Vu Quy Là Bao Nhiêu?
Lễ Rước Dâu Là Gì? 10 Bước Trình Tự Lễ Rước Dâu
Lễ Thành Hôn Là Gì? Quy Trình 3 Bước Tổ Chức Lễ Thành Hôn
Lễ Lại Mặt Là Gì? Ý Nghĩa Lễ Lại Mặt Trong Phong Tục Cưới Hỏi Của Người Việt