Lễ Lại Mặt Là Gì? Ý Nghĩa Lễ Lại Mặt Trong Phong Tục Cưới Hỏi Của Người Việt

Lễ lại mặt là gì? Ý nghĩa lễ lại mặt trong phong tục cưới xin của người Việt? Khi còn tấm bé chúng ta đã nghe quen các từ liên quan đến các nghi lễ cưới xin như lễ dạm ngõ, vu quy, tân hôn, thành hôn… Thế nhưng bạn có biết đến lễ lại mặt được tổ chức sau ngày cưới? Vậy lễ lại mặt là gì, ý nghĩa của lễ lại mặt trong quan niệm cưới xin là gì? Hãy cùng theo chân Kalina để cùng tìm hiểu và khám phá ý nghĩa của buổi lễ đặc biệt này nhé!

1. Lễ Lại Mặt Là Gì? Ý Nghĩa Lễ Lại Mặt Trong Phong Tục Cưới Xin

Lễ lại mặt hay còn được gọi là lễ cô dâu chú rể về thăm gia đình nhà gái sau khi hôn lễ kết thúc. Không chỉ có ở Việt Nam, phong tục lại mặt này có xuất hiện ở khá nhiều nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản… Sau khi lễ cưới được tổ chức xong vài ngày, cô dâu và chú rể sẽ mang các sinh lễ về thăm gia đình bố mẹ vợ. 

le-lai-mat-la-gi-y-nghia-le-lai-mat-trong-phong-tuc-cuoi-hoi-cua-nguoi-viet-1

Tùy theo phong tục tập quán của từng vùng miền, khoảng từ 3 – 5 ngày sau khi cưới cặp vợ chồng trẻ mang lễ vật về dâng cúng cho ông bà tổ tiên và hỏi thăm bố mẹ vợ.

le-lai-mat-la-gi-y-nghia-le-lai-mat-trong-phong-tuc-cuoi-hoi-cua-nguoi-viet-2

Lễ lại mặt có ý nghĩa như một cơ hội, là dịp để cô dâu chú rể bày tỏ lòng hiếu kính đối với nhà gái đã có công ơn sinh thành và dưỡng dục cô dâu. Đây cũng là dịp để cô dâu về thăm bố mẹ và được dặn dò các điều về trách nhiệm và bổn phận khi về làm dâu.

2. Thành Phần Tham Dự Và Các Lễ Vật Cần Thiết Có Trong Lễ Lại Mặt

Theo quan niệm của ông bà ta, các lễ vật cần có trong buổi lễ lại mặt sẽ bao gồm trầu cau, xôi chè, rượu thuốc lá… Tùy vào điều kiện kinh tế của cặp đôi lễ vật cũng có thể thêm vào các món quà sức khỏe đơn giản, không cần quá cầu kỳ, phô trương. 

le-lai-mat-la-gi-y-nghia-le-lai-mat-trong-phong-tuc-cuoi-hoi-cua-nguoi-viet-3

le-lai-mat-la-gi-y-nghia-le-lai-mat-trong-phong-tuc-cuoi-hoi-cua-nguoi-viet-4

Trong lễ lại mặt thì thành phần tham dự không thể thiếu chính là bố mẹ nhà vợ và cặp đôi vợ chồng trẻ. Bên cạnh đó, buổi lễ cũng sẽ có sự góp mặt chung vui của bố mẹ gia đình nhà chồng, cô dì chú bác hoặc bạn bè thân thiết.

3. Những Lưu Ý Trong Lễ Lại Mặt Các Cặp Đôi Cần Biết

Lễ lại mặt sẽ được tổ chức sau 3 – 4 ngày sau khi cưới, tuy chỉ là một buổi lễ nhỏ thế nhưng cặp đôi cũng cần chú ý một vài điểm sau đây:

  • Cặp đôi dâu – rể nên về nhà bố mẹ vợ vào buổi sáng sớm, không nên chọn lúc tối muộn.
  • Trong buổi lễ lại mặt, cặp đôi vợ chồng phải thể hiện tấm lòng hiếu kính đối với cha mẹ, các bậc tiền bối, lớn tuổi trong nhà. 

Nên mang lễ vật để biếu tặng bố mẹ gia đình vợ, không quy định số lượng quà cáp đều phụ thuộc vào kinh tế của cặp đôi để chuẩn bị.

le-lai-mat-la-gi-y-nghia-le-lai-mat-trong-phong-tuc-cuoi-hoi-cua-nguoi-viet-5Tùy thuộc vào văn hóa mỗi vùng miền và điều kiện của từng cặp đôi để lựa chọn thời gian thích hợp nhất để thực hiện nghi thức lại mặt. Buổi lễ sẽ diễn ra ấm cúng, ý nghĩa khi cặp đôi trân trọng và bày tỏ tình cảm của mình đến các bậc sinh thành.

> Xem thêm:

Lễ Dạm Ngõ Là Gì? Ý Nghĩa Của Lễ Dạm Ngõ Trong Nghi Thức Cưới Của Người Việt

Đám Hỏi Là Gì? Lễ Ăn Hỏi Là Gì? Đám Hỏi Cần Chuẩn Bị Những Gì?

Lễ Vu Quy Là Gì? Chi Phí Tổ Chức Lễ Vu Quy Là Bao Nhiêu?

Lễ Rước Dâu Là Gì? 10 Bước Trình Tự Lễ Rước Dâu

Lễ Thành Hôn Là Gì? Quy Trình 3 Bước Tổ Chức Lễ Thành Hôn

Lễ Báo Hỷ Là Gì? Chi Phí Tổ Chức Lễ Báo Hỷ Là Bao Nhiêu?

ĐĂNG KÝ NHẬN ƯU ĐÃI

Đăng ký ngay hôm nay để nhận được những ưu đãi hấp dẫn nhất từ Kalina




    Scroll to Top