Lễ Rước Dâu Là Gì? 09 Bước Trình Tự Lễ Rước Dâu Chi Tiết Từ A-Z

Lễ rước dâu là gì? 10 Bước trình tự lễ rước dâu chi tiết từ A-Z? Các nghi thức cưới hỏi từ lâu đã trở thành một nét đẹp truyền thống văn hóa được lưu truyền và giữ gìn qua nhiều thế hệ. Đối với các cặp đôi việc thực hiện đầy đủ các nghi lễ không chỉ thể hiện sự thông báo mà còn là lời cảm ơn chân thành, sâu sắc đến với hai bên gia đình,họ hàng, bạn bè thân hữu. Thế nhưng đối với nhiều bạn trẻ chưa có quá nhiều kinh nghiệm thì sẽ gặp phải tình trạng lúng túng, băn khoăn, lo âu. 

Để giúp các bạn có thêm những thông tin bổ ích, trong bài viết dưới đây Kalina xin chia sẻ đến bạn các trình tự từ A-Z trong buổi lễ rước dâu nhé.

1. Lễ Rước Dâu Là Gì? Ý Nghĩa Lễ Rước Dâu?

Lễ rước dâu hay còn được biết đến với tên gọi khác lễ ăn hỏi, đây là bước tiếp nối vô cùng quan trọng để cặp đôi có thể tiến đến tổ chức một đám cưới hoàn chỉnh. Cũng như quan niệm xưa của ông bà ta thường nhắc “đầu xuôi đuôi lọt” hay “có thờ có thiêng có kiêng có lành”, thế nên việc lên kế hoạch cũng như chuẩn bị các sính lễ, trình tự rước dâu nên được các cặp đôi tính toán kỹ lưỡng, chỉnh chu nhất có thể. 

le-ruoc-dau-la-gi-10-buoc-trinh-tu-le-ruoc-dau-viet-1

Lễ xin rước dâu có rất nhiều ý nghĩa thú vị, hàm chứa nhiều điều may mắn và tốt đẹp. Lễ rước dâu xuất phát từ việc nhà trai đến xin phép ra mắt và được đón cô dâu về nhà chồng. Lễ rước dâu có thể hiện thành ý, sự tôn trọng và lời cảm ơn chân thành của nhà trai dành cho nhà gái. Buổi lễ diễn ra suôn sẻ, đúng ngày giờ, không xảy ra các vấn đề sai sót sẽ là một điềm báo tốt lành cho cuộc sống hôn nhân hạnh phúc,viên mãn sau này của đôi vợ chồng trẻ. 

Thời Điểm Diễn Ra Lễ Rước Dâu

Thời điểm rước dâu sẽ được gia đình hai bên tiến hành bàn bạc và thống nhất. Ngày và giờ rước dâu sẽ được tính toán chọn vào ngày lành tháng tốt, hợp với cung mệnh của cặp đôi, tránh những ngày xấu, không tốt. 

le-ruoc-dau-la-gi-10-buoc-trinh-tu-le-ruoc-dau-viet-2

Tùy theo phong tục tập quán, công việc, điều kiện của gia đình cặp đôi có thể tự mình ấn định ngày giờ rước dâu sao cho phù hợp nhất.

Trình Tự Lễ Rước Dâu Chi Tiết Từ A-Z

Theo quan niệm cưới xin của người Việt, lễ rước dâu sẽ được diễn ra với 10 bước trình tự chi tiết như sau:

  • Bước 1: Nhà trai chuẩn bị đầy đủ sinh lễ tiến hành qua nhà gái rước dâu theo ngày giờ đã thống nhất trước đó. Các tráp sính lễ sẽ được quy định chuẩn bị đầy đủ theo số lẻ từ 3,5,7,9,11 tráp. Tráp lễ sau khi được đậy nắp và phủ khăn đỏ, chú rể sẽ thắp nhang trước bàn thờ gia tiên xin phép sang nhà gái rước dâu.

le-ruoc-dau-la-gi-10-buoc-trinh-tu-le-ruoc-dau-viet-3

  • Bước 2: Đội ngũ bưng tráp nhà trai trao sính lễ cho nhà gái. Đội ngũ bưng quả cho nhà trai, nhà gái sẽ là các nam thanh nữ tú còn độc thân. Phù rể có vai trò quan trọng, sẽ đi sau người đại diện và chú rể, với nhiệm vụ bê khay trà rượu và nữ trang dành tặng cô dâu.
  • Bước 3: Nhà gái nhận sính lễ từ nhà trai để dâng lên bàn thờ gia tiên. Các lễ vật sẽ được đặt theo trình tự với khay trầu cau được đặt ở vị trí trung tâm. Với ý niệm tình nghĩa phu thê, miếng trầu mở đầu câu chuyện.

le-ruoc-dau-la-gi-10-buoc-trinh-tu-le-ruoc-dau-viet-4

  • Bước 4: Nhà trai xin phép trình sính lễ giới thiệu cho nhà gái. Mở đầu buổi lễ rước dâu, người đại diện cho nhà trai mở tráp trình các lễ vật được mang đến để xin nhà gái rước dâu.
  • Bước 5: Cô dâu ra mắt hai bên gia đình, họ hàng. Theo như quan niệm người xưa, cô dâu không được xuất hiện và chỉ được xuất hiện khi được bố mẹ dẫn ra mắt hai bên. 

le-ruoc-dau-la-gi-10-buoc-trinh-tu-le-ruoc-dau-viet-5

  • Bước 6: Thực hiện nghi thức cúng bái xin phép rước dâu trước bàn thờ gia tiên. Sau khi cặp đôi gặp mặt ra mắt hai bên dòng họ sẽ tiến hành thắp nhang cúng bái ông bà, tổ tiên thắp đèn long phụng, khấn xin phước lành ban cho đôi vợ chồng trẻ. 
  • Bước 7: Cặp đôi cô dâu chú rể trao nhau nhẫn cưới trước mặt quan viên hai họ. Bố mẹ hai bên cũng sẽ trao cho cặp đôi tín vật, của hồi môn cho cặp đôi có thể là trang sức, tiền bạc, nhà cửa… Tiếp đến sẽ là sự chúc phúc và trao quà cưới của những người họ hàng thân thiết, anh em chú bác cô dì dành cho cô dâu chú rể.
  • Bước 8: Cô dâu chú rể mời trầu cau, rượu cho chủ hôn, ông bà và bố mẹ hai bên gia đình. Thông thường cô dâu sẽ xé cau xếp trầu, còn chú rể sẽ là người rót và mời rượu. 
  • Bước 9: Gia đình nhà gái lại lễ, trả lễ cho gia đình nhà trai. Các sính lễ được nhà trai đem đến nhà gái sẽ lấy ra ½ lễ vật để trả lễ. Nếu quả đậy bằng nắp thì sẽ lật người nắp lên, nếu là khăn thì sẽ lật 1/2 khăn lên.

le-ruoc-dau-la-gi-10-buoc-trinh-tu-le-ruoc-dau-viet-6

 

Sau khi xin phép gia đình nhà gái rước dâu, cô dâu sẽ theo chú rể và gia đình chồng về tư gia nhà trai cúng bái chính thức ra mắt ông bà tổ tiên nhà chồng. Các cặp đôi cũng có thể mời hai bên gia đình, bạn bè, người thân thiết đến các địa điểm tổ chức tiệc ăn hỏi đến chúc mừng cho buổi lễ diễn ra thành công tốt đẹp. 

Lễ Vật Và Thành Phần Tham Dự 

Đối với phần sính, đây được xem là phần không thể thiếu trong các buổi lễ xin rước dâu. Tùy thuộc vào văn hóa vùng miền, điều kinh tế, gia cảnh của mỗi gia đình, phần sính lễ mỗi nơi sẽ có điểm, khác biệt như:

  • Với số lượng tráp là 3 thì thông thường lễ vật sẽ là mâm trầu cau, mâm chè, mâm rượu.
  • Với số lượng tráp là 5 thì thông thường lễ vật sẽ là mâm trầu cau, mâm chè, mâm hạt sen, mâm rượu, mâm bánh cốm.
  • Với số lượng tráp là 7 thì thông thường lễ vật sẽ là mâm trầu cau, mâm chè, mâm hạt sen, mâm rượu, mâm bánh cốm, mâm bánh phu thê, mâm bánh đậu xanh. 
  • Với số lượng tráp là 9 thì thông thường lễ vật sẽ là mâm trầu cau, mâm chè, mâm hạt sen, mâm rượu, mâm bánh cốm, mâm bánh phu thê, mâm bánh đậu xanh, mâm hoa quả trái cây kết hình Long – Phụng, mâm heo sữa quay. 
  • Với số lượng tráp là 11 thì thông thường lễ vật sẽ là 9 mâm lễ vật trên kèm theo tráp bia rượu, mâm xôi gấc hoặc mâm bánh dẻo, bánh nướng. 

le-ruoc-dau-la-gi-10-buoc-trinh-tu-le-ruoc-dau-viet-8

Bên cạnh lễ vật thì thành phần tham dự buổi lễ rước dâu sẽ bao gồm các thành viên họ hàng, thân thiết hai bên. Chẳng hạn như các bậc cao niên lớn tuổi, bố mẹ, cô dì chú bác… Thông thường sẽ chọn các cặp đôi của mỗi gia đình, tránh chọn những người đang có tang, ly hôn vì sợ mang đến điềm không may cho hôn nhân của cặp đôi.

Trên đây là bài viết chi tiết cho trình tự rước dâu từ A-Z từ Kalina. Mong rằng với những chia sẻ này sẽ giúp cho nhiều cặp đôi có thêm nhiều kinh nghiệm, thông tin bổ ích cho buổi lễ sau này của các bạn. Chúc cặp đôi sẽ có một buổi lễ rước dâu suôn sẻ, hanh thông, tràn ngập niềm vui và sự hạnh phúc.

> Xem thêm:

Lễ Dạm Ngõ Là Gì? Ý Nghĩa Của Lễ Dạm Ngõ Trong Nghi Thức Cưới Của Người Việt

Đám Hỏi Là Gì? Lễ Ăn Hỏi Là Gì? Đám Hỏi Cần Chuẩn Bị Những Gì?

Lễ Vu Quy Là Gì? Chi Phí Tổ Chức Lễ Vu Quy Là Bao Nhiêu?

Lễ Thành Hôn Là Gì? Quy Trình 3 Bước Tổ Chức Lễ Thành Hôn

Lễ Báo Hỷ Là Gì? Chi Phí Tổ Chức Lễ Báo Hỷ Là Bao Nhiêu?

Lễ Lại Mặt Là Gì? Ý Nghĩa Lễ Lại Mặt Trong Phong Tục Cưới Hỏi Của Người Việt

ĐĂNG KÝ NHẬN ƯU ĐÃI

Đăng ký ngay hôm nay để nhận được những ưu đãi hấp dẫn nhất từ Kalina




    Scroll to Top