Lễ Dạm Ngõ Là Gì? Ý Nghĩa Của Lễ Dạm Ngõ Trong Nghi Thức Cưới Của Người Việt

Lễ dạm ngõ là gì? Ý nghĩa của lễ dạm ngõ trong nghi thức cưới của người Việt Nam? Theo quan niệm thời xưa, nghi thức cưới hỏi truyền thống của người Việt Nam sẽ trải qua 6 lễ: nạp thái, vấn danh, nạp cát, nạp trưng, thỉnh kỳ, thân nghinh. Trong đó, lễ nạp thái hay còn gọi lễ dạm ngõ là nghi thức khởi đầu cho cuộc hôn nhân của cặp vợ chồng trẻ. Vậy lễ dạm ngõ là gì, ý nghĩa và những lễ vật cần chuẩn bị cho nghi thức dạm hỏi cần những gì? Trong bài dưới đây Kalina sẽ trình bày một cách cụ thể và chi tiết nhất mời bạn đọc đón xem nhé!

1. Lễ Dạm Ngõ Là Gì Và Ý Nghĩa Của Lễ Dạm Ngõ?

Lễ dạm ngõ được hiểu một cách nôm na chính là buổi lễ gặp mặt đầu tiên của hai bên gia đình nhà gái và nhà trai. Tại buổi lễ này gia đình hai bên sẽ giới thiệu, bàn bạc và thống nhất cho mối quan hệ của cặp đôi trẻ khi tiến đến vấn đề hôn nhân trọng đại. 

le-dam-ngo-la-gi-y-nghia-le-dam-ngo-trong-nghi-thuc-cuoi-cua-nguoi-viet-1

Tại buổi lễ này, gia đình hai bên sẽ có cơ hội được tìm hiểu kỹ hơn về gia cảnh, điều kiện, gia phong, nếp sống, văn hóa… Ngày nay mặc dù xã hội đã phát triển hơn, các phong tục cưới xin cũng được giản lược đi rất nhiều. Thế nhưng, lễ dạm ngõ vẫn được rất nhiều gia đình, cặp đôi trẻ giữ gìn. Nhà trai sẽ mang lễ vật sang nhà gái xin phép cho cặp đôi trẻ được chính thức qua lại và bàn bạc thống nhất cho chuyện trăm năm.

le-dam-ngo-la-gi-y-nghia-le-dam-ngo-trong-nghi-thuc-cuoi-cua-nguoi-viet-2

Lễ dạm ngõ sẽ được tổ chức trước tiệc cưới khoảng từ 3 – 4 tháng. Về việc chọn ngày giờ cho lễ dạm ngõ sẽ được hai bên gia đình thống nhất tùy chọn, nó không quá khắt khe và tỉ mỉ như chọn ngày giờ trong đám cưới. 

2. Lễ Vật Cần Không Thể Thiếu Trong Lễ Dạm Ngõ

Ở phần lễ vật trong lễ dạm ngõ sẽ phụ thuộc vào phong tục tập quán, văn hóa của từng vùng miền Bắc – Trung – Nam.  Tuy có những điểm khác biệt, thế nhưng chung quy các sính lễ trong lễ dạm ngõ đều được lựa chọn những vật phẩm ngon miệng, đẹp mắt, đầy đủ thể hiện được sự trân quý tôn trọng của nhà trai dành cho nhà gái. 

le-dam-ngo-la-gi-y-nghia-le-dam-ngo-trong-nghi-thuc-cuoi-cua-nguoi-viet-3

Phần lễ vật dạm ngõ có thể đơn giản hay phong phú nhưng bắt buộc phải có trầu cau – thể hiện sự gắn kết, kết đôi uyên ương trong văn hóa cưới xin của người Việt. Bên cạnh lễ vật bắt buộc, trong lễ dạm ngõ ta có thể nhận thấy các loại lễ vật khác như: rượu, thuốc lá, bánh kẹo, trái cây, bánh phu thê… 

le-dam-ngo-la-gi-y-nghia-le-dam-ngo-trong-nghi-thuc-cuoi-cua-nguoi-viet-4

Trái ngược lại với gia đình đàng trai, gia đình nhà gái sẽ dọn dẹp trang trí nhà cửa, bàn thờ tổ tiên, chuẩn bị bàn tiệc để chuẩn bị cho đám dạm ngõ. Trình tự trong lễ dạm ngõ thông thường sẽ diễn ra theo các bước như sau:

  • Nhà trai đến nhà gái thực hiện nghi thức dạm ngõ.
  • Hai bên gia đình gặp mặt, trao sính lễ và giới thiệu các thành viên tham dự.
  • Đại diện gia đình nhà trai giới thiệu, xin thưa chuyện với gia đình nhà gái cho chuyện cặp đôi tìm hiểu và tiến đến vấn đề hôn nhân.
  • Đại diện nhà gái giới thiệu và nhận thành ý, chia sẻ mong muốn của mình trong chuyện hôn nhân của cặp đôi trẻ.
  • Hai bên gia đình dùng bữa cơm thân mật tại tư gia nhà gái và chia sẻ thêm những kế hoạch tương lai cho đám cưới.

3. Thành Phần Tham Dự Lễ Dạm Ngõ Bao Gồm Những Ai?

So với lễ đám hỏi hay tiệc cưới, thành phần tham dự trong lễ dạm ngõ sẽ có số lượng ít hơn, chủ yếu là họ hàng thân thuộc hai bên gia đình của cặp đôi. Đối với gia đình nhà trai, thành phần tham dự có thể dao động từ 7 – 12 người bao gồm người lớn tuổi trong dòng họ, bố mẹ, chú rể, họ hàng bên phía nhà trai. Sau khi được gia đình nhà trai thông báo về thành phần số lượng, nhà gái cũng sẽ mời họ hàng, anh em thân thiết trong gia đình với số lượng tương ứng.

le-dam-ngo-la-gi-y-nghia-le-dam-ngo-trong-nghi-thuc-cuoi-cua-nguoi-viet-5

Bên cạnh đó, cặp đôi cô dâu chú rể cũng có thể mời thêm một vài người bạn thân thiết của mình đến chung vui. Trang phục thường thấy trong lễ dạm ngõ không được quy định quá khắt khe, chỉ cần đảm bảo yếu tố lịch sự trang trọng. 

Trên đây là bài viết về lễ dạm ngõ và ý nghĩa của lễ dạm ngõ trong nghi thức cưới xin của người Việt. Theo quan niệm của ông bà xưa “đầu xuôi đuôi lọt”, chính vì vậy cả hai bên gia đình cần bàn bạc và thống nhất với nhau, cũng như lên kế hoạch chi tiết để buổi lễ có thể diễn ra suôn sẻ.

> Xem thêm:

Đám Hỏi Là Gì? Lễ Ăn Hỏi Là Gì? Đám Hỏi Cần Chuẩn Bị Những Gì?

Lễ Vu Quy Là Gì? Chi Phí Tổ Chức Lễ Vu Quy Là Bao Nhiêu?

Lễ Rước Dâu Là Gì? 10 Bước Trình Tự Lễ Rước Dâu

Lễ Thành Hôn Là Gì? Quy Trình 3 Bước Tổ Chức Lễ Thành Hôn

Lễ Báo Hỷ Là Gì? Chi Phí Tổ Chức Lễ Báo Hỷ Là Bao Nhiêu?

Lễ Lại Mặt Là Gì? Ý Nghĩa Lễ Lại Mặt Trong Phong Tục Cưới Hỏi Của Người Việt

 

ĐĂNG KÝ NHẬN ƯU ĐÃI

Đăng ký ngay hôm nay để nhận được những ưu đãi hấp dẫn nhất từ Kalina




    Scroll to Top